Mua nhà đất bằng giấy tờ tay được cấp sổ đỏ hay không?

Không chỉ thế, nghị định lần này cũng cho phép Sở Tài nguyên – Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận

Nghị định 01 của Chính phủ cho phép những trường hợp người dân từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/01/2008 được hợp thức hóa, cấp giấy chứng nhận, hay còn gọi là “sổ đỏ”.

Tại Hội nghị triển khai hướng dẫn Nghị định 01 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai do UBND TP.HCM tổ chức ngày 20/02/2017, hàng loạt quy định mới gỡ vướng cho người dân trong việc cấp giấy chứng nhận, đặc biệt với những trường hợp mua nhà đất bằng giấy tờ tay.
Gỡ vướng cho người dân mua nhà đất bằng giấy tờ tay

Nghị định 01 cho phép những trường hợp người dân mua nhà đất bằng giấy tờ tay từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/01/2008 được hợp thức hóa, cấp giấy chứng nhận hay còn gọi là “sổ đỏ”. Trước đây chỉ cho phép những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay đến trước ngày 01/07/2004 được cấp giấy chứng nhận.

Theo thống kê tại thị trường nhà đất TP.HCM, trong số hơn 30.000 trường hợp không được cấp giấy chứng nhận thì có đến 70% hồ sơ liên quan đến vấn đề mua nhà đất bằng giấy tờ tay. Vì vậy, khi Nghị định 01 có hiệu lực (từ ngày 03/03/2017 tới) sẽ giúp những trường hợp này được hợp thức hóa.

Không chỉ thế, nghị định lần này cũng cho phép Sở Tài nguyên – Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận trong trường hợp đăng ký biến động đất đai, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận… Thời gian qua, việc Sở Tài nguyên – Môi trường phải “gánh” hết khiến việc cấp giấy chứng nhận bị đình đốn nghiêm trọng, dẫn đến rất nhiều trường hợp bức xúc, khiếu nại như tại TP.HCM.

Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận

Một trong những nội dung được rất nhiều ý kiến hoan nghênh là việc rút ngắn thủ tục hành chính trong Nghị định 01. Theo đó, đa số thủ tục được rút ngắn từ 1/3 đến 1/2 thời gian thực hiện so với trước đây.

Ví dụ thủ tục đăng ký, cấp sổ đỏ cho cá nhân và tổ chức tối đa 15 ngày so với quy định cũ là 30 ngày; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền trên đất; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên bán đấu giá tài sản… thực hiện không quá 10 ngày so với quy định hiện hành là không quá 15 ngày; cấp lại sổ đỏ bị mất không quá 10 ngày so với quy định hiện nay không quá 30 ngày…

Ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết từ khi luật Đất đai 2013 có hiệu lực, Thành phố đã gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi, nhất là vấn đề cấp giấy chứng nhận và đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ. Trong đó, nhiều kiến nghị đã được Bộ Tài nguyên – Môi trường ghi nhận và có sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 01. Điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho Thành phố trong việc quản lý đất đai và tháo gỡ được nhiều vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *