Giá nhà xã hội Hà Nội bao nhiêu thì nên thuê?

Thứ nhất, doanh nghiệp xây dựng không chịu bất cứ một chi phí nào về đất như: phí bồi thường, tiền sử dụng đất, phí đầu tư hạ tầng.

100 triệu đồng của Bình Dương đang được các tỉnh, thành chú ý. TP.HCM đã tổ chức nghiên cứu mô hình nhà siêu rẻ này. Còn tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đã quan tâm đến câu chuyện này nhưng vẫn còn tồn tại không ít băn khoăn.

Đến năm 2020, Hà Nội chỉ có 40 dự án nhà xã hội

Dự báo trong năm 2017, phân khúc căn hộ bình dân của thị trường nhà đất Hà Nội vẫn sẽ dẫn đầu. Các căn hộ Hà Nội 1 tỷ đồng luôn được người mua chào đón. Bởi giá bán như vậy là rất phù hợp với các gia đình có tổng thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên.

Số liệu từ Bộ Xây dựng cho biết, đến năm 2020, cả nước cần khoảng 250.000 căn hộ, nhưng đến nay mới giải quyết được khoảng 28% nhu cầu. Không chỉ TP.HCM mà nhu cầu mua nhà xã hội Hà Nội cũng đang ngày càng tăng. Tuy vậy, từ nay đến năm 2020, Hà Nội chỉ mới có 40 dự án nhà ở xã hội ước tính cung gần 3,3 triệu mét vuông sàn. Con số này đang khác xa so với nhu cầu của thị trường.

Với tình hình như vậy, có thể đặt câu hỏi Hà Nội có cần phải theo và làm được căn hộ giá 100 triệu như của Bình Dương hay không? Người sống ở Hà Nội có thể chấp nhận căn hộ với giá siêu rẻ như vậy không?
4 tiêu chí xây dựng nhà xã hội Hà Nội giá rẻ

Trước hết, cần phải thấy các điều kiện cần và đủ để xây dựng được nhà siêu rẻ như ở Bình Dương. Theo một số chuyên gia xây dựng thì việc xây căn hộ như vậy cần phải hội tụ đủ bốn tiêu chí cơ bản.

Thứ nhất, doanh nghiệp xây dựng không chịu bất cứ một chi phí nào về đất như: phí bồi thường, tiền sử dụng đất, phí đầu tư hạ tầng.
Thứ hai, diện tích căn hộ chỉ khoảng 25 mét vuông (xây dựng khoảng 4 triệu đồng/m2).
Thứ ba, khu xây dựng căn hộ phải gắn liền với với những nơi đông công nhân sinh sống đó là khu chế xuất, khu công nghiệp.
Thứ tư, chính quyền tỉnh, thành phố có đất phải đặt quyết tâm cao độ cho việc quy hoạch xây dựng nhà siêu rẻ.

Nếu thỏa mãn được 4 tiêu chí kể trên thì các doanh nghiệp xây dựng nhà xã hội Hà Nội cũng có thể làm được mô hình này.

“Vấn đề ở đây là đầu ra có giải quyết được hay không? Các sản phẩm nhà như vậy có thật sự có tính thanh khoản cao hay không”, một chủ đầu tư đã và đang xây dựng hàng nghìn căn nhà xã hội Hà Nội băn khoăn. Rất nhiều yếu tố liên quan đến giá “đầu ra” của sản phẩm như vị trí, chất lượng, tiện ích sống…

Có ý kiến cho rằng, chỉ cần chọn địa điểm phù hợp như những khu công nghiệp cách xa trung tâm Hà Nội 20km trở lên mới có thể làm được, tất nhiên, với điều kiện quỹ đất của Thành phố đã dành cho nó.

Ở đây, ý kiến này chưa chú ý đến điều kiện Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, giao thông đang phát triển với nhiều tuyến xe bus ra ngoại thành tốt. Điều này đã làm cho giá đất của Hà Nội bao giờ cũng vượt cao hơn so với các tỉnh, thành khác. Đó cũng là lý do mà lãnh đạo của một số doanh nghiệp khác cho rằng khó có thể làm được nhà xã hội Hà Nội 100 triệu đồng.

Ngoài lý do giá đất ở Hà Nội quá cao thì một lý do quan trọng là nhu cầu của người mua nhà ở Hà Nội đòi hỏi cao hơn so với các nơi khá về các dịch vụ đi kèm khu chung cư. Và khi làm nhà quá rẻ thì mức độ hoàn thiện hay tiện ích khó có doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu của người mua nhà.

Vậy, với Hà Nội, rẻ đến bao nhiêu là vừa? Việc lo lắng cho nhà cho người thu nhập thấp là đúng nhưng cần phải tính đến chuyện “an cư lạc nghiệp” cho họ theo tầm nhìn xa hơn chứ không thể xây nhà giá rẻ rồi 10 – 15 năm sau, các căn hộ này lại trở thành khu “ổ chuột” như các chung cư cũ trước đây. Bởi thế, nếu thực sự quyết tâm làm nhà giá rẻ thì nên ở mức giá từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/căn vì thực tế, nhu cầu mua bán căn hộ giá rẻ Hà Nội đang nằm ở khoảng giá này.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *